Khi nhắc tới Chiêm tinh học, nhiều người sẽ nghĩ tới cung hoàng đạo Thiên Bình red flag, hay Xử Nữ là chúa cằn nhằn. Những quan điểm này chỉ xét đến vị trí của hành tinh Mặt Trời, vốn quá đơn giản và phiến diện.
Trong khi đó, Chiêm tinh học đúng nghĩa đề cao sự đa dạng, trong đó thời điểm sinh của mỗi con người chính là tổ hợp các chuyển động, tương tác và ảnh hưởng của 12 chòm sao, các thiên thể trong vũ trụ. Khác với Thiên văn học, Chiêm tinh học thuộc về thế giới Huyền học.
Chiêm tinh học là gì?
Chiêm tinh học (Astrology) là hệ thống bói toán nghiên cứu về chuyển động của các hành tinh, thiên thể trong vũ trụ.
Mối tương quan giữa chuyển động của các vật thể đó vào thời điểm con người chào đời, chiêm tinh học sẽ lý giải về tính cách và dự đoán số mệnh của họ, cũng như dự đoán vận hạn cá nhân, xã hội… Từ xưa, con người đã biết cách nhìn lên bầu trời và nghe ngóng thông điệp, tìm câu trả lời từ những vì sao.
Đồng thời, một số nước cổ đại thời xưa như Trung Quốc, Maya, Ai Cập… đã áp dụng thành công bộ môn chiêm tinh học. Họ dùng để tiên đoán về vận mệnh quốc gia, sự thay đổi thất thường của thiên tai, dịch bệnh hoặc về tương lai của chính bản thân mình…
Lịch sử hình thành chiêm tinh học
Chiêm tinh học có nguồn gốc từ người Babylon cổ đại – được sử dụng để giải mã thông điệp từ các vị thần. Sau đó, người Hy Lạp đã nghiên cứu quỹ đạo di chuyển của tinh tú, để dự báo thời tiết, dự đoán tương lai.
Họ tin rằng bầu trời là một mái vòm khổng lồ bao phủ Trái đất. Mặt trời và các thiên thể di chuyển dọc theo con đường này, gọi là “đường hoàng đạo”. Chòm sao đề cập đến khu vực trên bầu trời mà mặt trời di chuyển vào thời điểm sinh của một người, và được chia thành 12 khu vực, mỗi khu vực tương ứng với 12 tháng trong năm.
Người La Mã tiếp tục mở rộng thêm một số nguyên lý mới, và biến chúng thành công cụ giải mã bản đồ sao. Từ đây người Ai Cập đã tiếp thu và truyền bá chiêm tinh học cho đến ngày nay.
Hình thái cổ xưa nhất của chiêm tinh học chính là chiêm tinh dự báo. Trong chiêm tinh học Hy Lạp, mặc dù chiêm tinh dự báo chỉ đóng một vai trò rất nhỏ, nhưng nó lại tồn tại được khá lâu.
Điều đó chứng tỏ rằng chiêm tinh học Hy Lạp vẫn phụ thuộc vào chiêm tinh học của người Babylon làm nền tảng. Chúng ta sẽ thấy rằng chiêm tinh học Hy Lạp chính là bước tiến nâng cấp của chiêm tinh học Babylon.
Chiêm tinh học dự báo chủ yếu nghiên cứu các hiện tượng cụ thể và ít gặp, đặc biệt là những hiện tượng đặc biệt như nguyệt thực, nhật thực.
Do người cổ đại không thể phân biệt giữa vũ trụ và bầu khí quyển của Trái Đất từ góc độ khoa học, họ đã đưa cả những hiện tượng khí quyển, ví dụ như sấm, vào xếp chung với các tinh tượng đúng nghĩa trong chiêm tinh học.
Dựa vào sự vận hành này, người cổ đại đã sáng tạo ra “bản đồ sao”. “Bản đồ sao” là hình thức tương tự như “lá số tử vi” của người phương Đông”.
Bản đồ sao được hình thành vào thời điểm mà con người được sinh ra, tương tự như ADN hay lá số tử vi, chỉ có 1-0-2. Có thể dễ dàng hình dung như thế này, vào khoảnh khắc bạn được sinh ra, có một biểu đồ tái hiện lại hình ảnh các hành tinh và thiên thể khác trong vũ trụ vào thời điểm đó, và đó chính là bản đồ sao của cuộc đời bạn.
Ý nghĩa của chiêm tinh học
Ở phương Tây, chiêm tinh học thường bao gồm hệ thống horoscope nhằm giải thích khía cạnh trong nhân cách con người và dự đoán tương lai cuộc sống của họ dựa trên vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và các thiên thể khác vào lúc mà họ ra đời.
Biểu đồ chiêm tinh được sử dụng để giải thích bản chất của con người và tiên đoán tương lai. Việc giải mã biểu đồ chiêm tinh sẽ mang lại cho bạn những khám phá quan trọng về bản thân, người khác và đời sống xung quanh.
Thuật chiêm tinh phương Tây (cách gọi thời xưa) đã xây dựng dựa trên chuyển động và vị trí tương đối của các thiên thể như:
Mặt trời, Mặt trăng và các hành tinh, được phân tích bằng chuyển động của chúng thông qua các cung hoàng đạo (12 không gian của hoàng đạo được chia ra) và các khía cạnh của chúng (dựa trên các góc hình học) có liên quan với nhau.
Thuật chiêm tinh hiện đại trong sách báo hiện nay thường được rút gọn thành “Giải mã bí mật cung hoàng đạo”, tức là chỉ xem xét cung Mặt Trời tại ngày sinh của một người, lại xuất hiện vô cùng phiến diện và chưa được sâu sắc như Chiêm tinh học.
Khi những kiến thức về thiên văn học dần được mở rộng và thế giới ngày càng văn minh, hiện đại hơn, nghệ thuật chiêm tinh học cũng được mở mang.
Ngày nay, việc lập biểu đồ các hành tinh đều được thực hiện rất tỉ mỉ và tính toán kỹ lưỡng bởi các nhà chiêm tinh chuyên nghiệp, dễ dàng xem chỉ cần một nút “click”.
Ứng dụng của chiêm tinh vào cuộc sống hiện đại
Chiêm tinh học đem lại lợi ích cho chúng ta theo nhiều cách khác nhau. Bởi chiêm tinh học là bộ môn nghiên cứu về vị trí và chuyển động của các vì sao và ảnh hưởng của chúng đối với con người và các sự kiện.
Về cơ bản, bạn có thể ứng dụng chiêm tinh với các mục đích sau:
1.Hiểu thêm về con người
Chiêm tinh học giúp chúng ta không chỉ hiểu mà còn biết chấp nhận và tôn trọng những phẩm chất đa dạng của người khác, của chính mình. Biết trân trọng và yêu bản thân mình cũng như yêu thương người khác hơn.
Việc hiểu rõ bản thân mình là ai, bản thân mình muốn gì đóng vai trò rất lớn trong định hướng phát triển tương lai. Giúp bạn nhìn nhận lại bản thân về mặt tâm lý, tìm kiếm lời khuyên, vượt khỏi tình trạng trì trệ, và thay đổi mình theo hướng tốt hơn.
2.Khám phá tiềm năng
Chiêm tinh học, bản đồ sao được coi là chiếc “kính lúp” giúp cải thiện nhận thức, khám phá những tiềm năng còn bị che giấu, năng khiếu, giới hạn và thử thách của bạn.
Từ đó mà bạn có thêm tự tin, cách phát triển đúng hướng, con đường dẫn tới thành công sẽ nhanh hơn rất nhiều so với khi bạn không thể tự đánh giá bản thân mình.
3.Cải thiện các mối quan hệ
Bên cạnh hệ thống biểu đồ chiêm tinh cá nhân, bạn có thể quan sát bản đồ sao của một người khác bất kỳ (người yêu, người bạn, thành viên trong gia đình, sếp, nhân viên…) hay giải mã bản đồ tương hợp như Composite Chart, Synastry Chart sẽ tìm ra khả năng hòa hợp của hai người, điểm mạnh, điểm yếu trong mối quan hệ và cách hóa giải, khắc phục.
4.Dự đoán các sự kiện quan trọng
Việc giải mã chiêm tinh trợ giúp rất nhiều cho bạn, đặc biệt là khi bạn có những kế hoạch tài chính tương lai, cần xem lại vấn đề sức khỏe, tìm thời điểm kết hôn phù hợp,…
Một số ví dụ điển hình như:
Ở Ấn Độ, chiêm tinh học đã được ứng dụng hàng ngàn năm để giúp dân chúng chọn lựa đối tượng kết hôn và lựa được thời điểm cưới đẹp nhất trong năm.
Ngày nay, các nhà tâm lý học có thể nghiên cứu lá số của bệnh nhân để tìm kiếm sự thấu hiểu sâu sắc hơn về tính cách của họ.
Một số công ty cũng bắt đầu sử dụng chiêm tinh học để chọn lựa những ứng cử viên thích hợp bởi biểu đồ chiêm tinh có thể chỉ cho nhà tuyển dụng lĩnh vực sở trường của các ứng viên.
Một điều đáng lưu ý khi nghiên cứu chiêm tinh đó là không có chòm sao nào tốt hơn hoặc tệ hơn chòm sao nào.
Bạn là một Bạch Dương hay là một Song Ngư thì đều tuyệt vời hết
Hay sinh ra dưới chòm sao Sư Tử cũng sẽ có nhiều phẩm chất đặc biệt giống như với Nhân Mã và Kim Ngưu vậy.
Mỗi chòm sao đại diện cho những tài năng và năng lực đặc biệt, không ai sở hữu các đặc điểm tính cách giống ai dù sinh trong cùng một thời điểm, bởi vì các thông tin về vị trí của Mặt trăng, các hành tinh đều sẽ được xem xét trong mọi hoàn cảnh.
Chiêm tinh cung cấp cho chúng ta một hạt giống để lớn lên, việc phát triển như thế nào hoàn toàn do bản thân con người và môi trường xung quanh quyết định.