CÁC BƯỚC HỌC TAROT CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
Tarot được sử dụng như một công cụ để bói toán, tiên tri. Với những người đam mê với Tarot, học Tarot cho người mới bắt đầu luôn là chủ đề mang sức hút vô cùng hấp dẫn và huyền bí
1. Đầu tiên, bạn nên lựa chọn cho mình một bộ bài Tarot phù hợp
Hiện nay số lượng bài Tarot trên thế giới có khoảng hơn 1000 bộ bài khác nhau, và con số này đang tăng dần theo mỗi năm. Số lượng bài nhiều dẫn đến việc các bạn mới biết đến Tarot cảm thấy khó xử, loay hoay trong việc lựa chọn một bộ bài phù hợp cho bản thân.
Tất cả bài Tarot đều sẽ chọn tuân theo một trong ba tư tưởng từ ba bộ bài nổi tiếng nhất là Tarot de Marseille, Rider Waite Smith Tarot và Thoth Tarot. Trong số đó, dòng bài Marseille là cổ điển nhất, vì nó là gốc rễ và nền tảng của Tarot, cả Waite và Thoth cũng chỉ là phát triển lên từ Marseille
Và cá nhân mình và nhiều tarot reader khác ủng hộ những bạn mới bắt đầu là nên học Rider Waite Smith Tarot hơn, sau đó khi bạn đã có tư duy tốt về Tarot cùng với một nền tảng cơ bản về Tarot thì mới bắt đầu tìm hiểu qua Marseille để nghiên cứu chuyên sâu gốc rễ. Còn Thoth thì mình cảm thấy nếu bạn có hứng thú thì thử tìm hiểu nhé!!!
2. Tiếp theo, bạn nên tìm hiểu thật kỹ bộ bài của mình( gồm có 78 lá được chia ra làm 2 phần – Ẩn chính (Major Arcana) và Ẩn phụ (Minor Arcana))
Khi bạn sử dụng một công cụ nào đó, tốt nhất bạn nên nắm rõ từng thành phần của nó – còn ý nghĩa và chức năng thì có thể tìm hiểu sau cũng được.
Nghĩa là bạn phải ghi nhớ thật kỹ tên các lá bài đấy nha!!! Thuộc đến mức mà khi ai đó hỏi tên 1 lá bài nào đó bất kì trong đầu bạn sẽ hiện ra ngay hình ảnh lá bài đó thậm chí nhớ từng chi tiết nhỏ trong lá bài luôn. Để có thể học thuộc được như vậy thì yêu cầu mỗi ngày bạn phải ngắm nghía, quan sát thật kĩ các lá bài của mình.
– 22 lá ẩn chính sẽ được đánh số từ 0-21
– 56 lá ẩn phụ sẽ được chia thành 40 lá phụ và 16 lá court cards
3. Tìm hiểu về 22 Lá Ẩn chính
Cách nhanh nhất để ghi nhớ tên của 22 lá theo mình chính là đọc “Hành trình của The Fool” sau đó sẽ dễ dàng để tìm hiểu kĩ hơn từng lá.
4. Tìm hiểu về 4 nguyên tố trong Tarot và 4 suits ứng với 4 nguyên tố đó ( 56 Lá Ẩn phụ)
Trong khi bộ ẩn chính thể hiện những chủ đề chung, bộ ẩn phụ mang những chủ đề này vào trong những lĩnh vực thực tiễn để cho thấy cách chúng hoạt động ở các sự kiện hàng ngày. Những lá bài trong bộ ẩn phụ đại diện cho những vấn đề liên quan, những hoạt động và trạng thái cảm xúc tạo nên những hoàn cảnh trong cuộc sống mỗi ngày của chúng ta.
Có 56 lá bài trong bộ ẩn phụ được chia thành 4 bộ nhỏ: Wands (Gậy), Cups (Cốc), Swords (Kiếm), và Pentacles (Tiền). Mỗi bộ này đại diện cho một khía cạnh riêng biệt của cuộc sống.
5. Tìm hiểu về số học cơ bản (Numerology) và ứng dụng của nó trong 40 lá phụ
Cũng như trình tự của 22 lá Ẩn Chính, thì trình tự của mỗi suit (Wands, Cups, Swords, Pentacles) cũng đi lên theo từng con số. Mở đầu là Ace – 1 – 2 – 3 – 4 – …. – 9 – 10 – Page – Knight – Queen – King. Mức độ của mỗi lá bài sẽ tăng dần theo từng con số, và những lá bài có số giống nhau sẽ mang những đặc điểm tương tự nhau theo cách mà nó thể hiện tùy thuộc vào nguyên tố tương ứng của nó.
6. Tìm hiểu sâu hơn về 4 lá Ace – lá khởi đầu
Bạn sẽ phát hiện ra rằng nó rất đặc biệt so với 36 lá phụ còn lại.
7. Tìm hiểu về 16 lá Court Cards
Bạn có thể đã chú ý thấy rằng con người có xu hướng theo mô típ. Tính cách của họ nhóm lại cùng nhau theo những cách quen thuộc. Các nhà tâm lý học đã đặt ra những hệ thống thức tạp để phân loại những loại người khác nhau. Hệ thống phổ biến Myers-Briggs là một trong những hệ thống như vậy.
Tarot cũng có hệ thống nhân cách của riêng nó được đại diện bởi 16 lá bài hội đồng, xếp theo phân hạng – King, Queen, Knight và Page của mỗi bộ (suit). Trong Chương 3, bạn đã tìm hiểu về bốn bộ (Cups, Wands, Swords, Pentacles) và cách xếp hạng các lá hội đồng. Đây là những chìa khóa để hiểu được các lá hội đồng vì nhân cách mỗi lá là sự kết hợp của bộ đó với phân hạng của nó.
8. Bắt đầu đọc keywords và miêu tả lá bài trong cuốn sách kèm theo bộ bài
Mỗi bộ bài đều được kèm theo một cuốn sách. Sau khi bạn đã nắm được căn bản, bạn sẽ dễ dàng đọc và hiểu những gì cuốn sách viết hơn, về những mô tả hình ảnh, keywords. Bạn sẽ hiểu được vì sao lá bài đó có những chi tiết hình ảnh đó, được gán cho những keywords đó, và bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ hơn, chứ không phải là bạn học thuộc làu như kiểu các bé học sinh cấp 1 học thơ và học văn.
9. Bắt đầu thực hành trải bài
– Ban đầu, bạn sẽ học cách đặt câu hỏi
– Tiếp theo là kỹ năng xào bài
– Và cuối cùng là trải bài cho câu hỏi
Với những bạn mới bắt đầu, mình vẫn khuyên họ dùng trải bài cụ thể hơn là dùng những lá freestyle.Nếu bạn dùng trải bài cụ thể, trong trải bài ấy có những câu hỏi cụ thể cho từng vị trí, bạn có thể nhìn vào lá bài và trả lời theo từng câu hỏi ấy một cách nhanh chóng, không bị hoang mang vì không biết vị trí lá bài ấy muốn nói gì như cách trải freestyle. Và khi bạn đã có đủ kiến thức, đủ logic để phân tích một vấn đề cụ thể nào đấy cần những câu hỏi gì để làm rõ vấn đề, thì hẵng sử dụng trải bài một cách tự do nhé.
10. Ghi chép và đọc lại những gì mình đã ghi chép
Ghi chép lại quá trình là một việc làm cần thiết cho hầu hết mọi lĩnh vực, không chỉ riêng Tarot. Việc ghi chép lại giúp bạn nhớ lâu hơn nội dung của từng lá và nó sẽ trở thành những bài học cho bạn trong tương lai.
11. Không ngại đặt câu hỏi cho người khác
Nếu bạn không thể giải những lá bài bạn rút ra, bạn nên chụp hình lại và đặt câu hỏi rõ ràng cho những ai đã có nhiều kinh nghiệm hơn bạn. Up trên group Tarot và nhờ mọi người giúp đỡ cũng là một cách hay ho, vừa có thể giải đáp thắc mắc cho bạn vừa là cơ hội cho bạn tiếp thu thêm kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân.
12. Sau khi đã nắm vững được những kiến thức cơ bản, thì bạn nên đi thu nhặt kinh nghiệm cho bản thân mình
Kinh nghiệm chỉ có thể lấy từ việc bạn thực hành nên điều tiên quyết đó chính là chăm chỉ thực hành.
13. Học thêm những kỹ thuật nâng cao hơn về Tarot
14. Đọc nhiều sách companion của nhiều bộ bài
Nếu có thời gian rảnh sau khi nắm vững được căn bản, thì các bạn hãy đọc nhiều sách companion của nhiều bộ bài có thể, đọc càng nhiều càng nhìn ra được nhiều khía cạnh của một lá bài, mỗi một tác giả đều có các cách nhìn, diễn giải khía cạnh khác nhau. Nhưng nếu bạn đã bỏ công ra đọc rồi thì hãy đọc thẳng sách của chính tác giả viết thay vì sách cảm nhận, viết lại của người khác bởi vì chính tác giả mới là người hiểu rõ nhất bản thân họ muốn diễn đạt điều gì trong lá bài.
Chúc các bạn thành công trên con đường học tập về Tarot nha!!!