Dòng tính cách là một trong những yếu tố cốt lõi cấu thành biểu đồ Human Design, hé mở bức tranh tổng quan về con người bạn, cách thức bạn tương tác với thế giới xung quanh và hiện thực hóa sứ mệnh cuộc sống của mình. 6 dòng tính cách này định hình nên bản sắc độc đáo của mỗi cá nhân. Ở phần 1 trong bài viết này, Mystic World sẽ chia sẻ cho bạn về hồ sơ tính cách, đặc điểm, năng lượng và biểu hiện trong các mối quan hệ của 3 dòng tính cách The Investigator (Người nghiên cứu khám phá), The Hermit – Người ẩn sĩ, The Martyr – Người trải nghiệm.
Dòng 1. The Investigator – Người nghiên cứu khám phá trong Human Design
1.1 Hồ sơ tính cách của The Investigator – Người nghiên cứu khám phá trong Human Design
Hồ sơ tính cách tương ứng với dòng người này lần lượt là 1/3,1/4, 4/1, 5/1
1.2 Đặc điểm của The Investigator – Người nghiên cứu khám phá trong Human Design
The Investigator (Người nghiên cứu khám phá) trong Human Design là dòng tính cách được biết đến với sự sáng tạo, tò mò và khao khát khám phá thế giới. Những người mang dòng tính này thường có trí tưởng tượng phong phú và mong muốn tìm hiểu sâu sắc về thế giới xung quanh. Họ thích thám hiểm, nghiên cứu và phân tích mọi khía cạnh của cuộc sống và tự mình đặt ra câu hỏi “tại sao” và “tại sao không”. Khi tìm hiểu về bất cứ vấn đề nào, The Investigator (người nghiên cứu khám phá) sẽ có xu hướng đi sâu vào gốc rễ, bản chất của vấn đề. Bởi vậy, khi cần đưa ra quyết định, họ sẽ cân nhắc và tìm hiểu rất kĩ, điều tra thông tin một cách kĩ càng và cẩn thận.
Trong một cộng đồng, họ sẽ là những người giàu sự sáng tạo và giàu trí tưởng tượng. The Investigator có khả năng tưởng tượng phong phú, tạo ra những ý tưởng mới mẻ và độc đáo. Cộng thêm sự kiên nhẫn, thích làm việc với người khác họ sẽ một cộng sự đáng tin cậy. Dòng tính cách này có thể phù hợp với những công việc như nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn,…
1.3 Năng lượng của The Investigator – Người nghiên cứu khám phá trong Human Design
Dựa vào đặc điểm của The Investigator ta có thể thấy họ luôn toả ra năng lượng của sự tò mò, mon muốn tiếp nhận thông tin, suy ngẫm, phân tích và đưa ra kết luận với mọi vấn đề trong cuộc sống. Họ cũng rất mong muốn chia sẻ kiến thức, ý tưởng và quan điểm của bản thân với người khác. Đồng thời, dòng tính cách này sẽ có xu hướng hỗ trợ người khác giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định sáng suốt bởi khả năng phân tích thiên bẩm của mình.
Ở trạng thái năng lượng thấp, nhóm người này sẽ có xu hướng “sợ bị bỏ lỡ”. “Sợ bị bỏ lỡ” ở đây tức là sợ hãi những điều mình chưa biết hay trải nghiệm cuộc sống. Điều này có thể dẫn đến căng thẳng và lo lắng về sự thiếu sót, đồng thời gây khó khăn cho The Investigator trong việc đón nhận những cơ hội mới và mở rộng kiến thức.
1.4 Trong mối quan hệ với The Investigator – Người nghiên cứu khám phá trong Human Design
Bởi bản chất luôn tìm hiểu kĩ lưỡng khi thay đổi và quyết định nên The Investigator (Người nghiên cứu khám phá) họ không phải là người luôn sẵn sàng bước vào một mối quan hệ với người khác. Họ sẽ luôn cần thời gian để tìm hiểu về đối tác và mối quan hệ. Đến khi Investigator cảm thấy phù hợp và tin tưởng họ mới chính thức bắt đầu mối quan hệ. Ngoài ra, The Investigator thích chia sẻ kiến thức và ý tưởng của mình. Việc tạo ra không gian để họ có thể thể hiện và chia sẻ sự tò mò và kiến thức sẽ làm tăng thêm sự gắn kết trong mối quan hệ.
Dòng 2. The Hermit – Người ẩn sĩ trong Human Design
2.1 Hồ sơ tính cách của The Hermit – Người ẩn sĩ trong Human Design
Hồ sơ tính cách của The Hermit – người ẩn sĩ lần lượt là 2/4, 2/5, 5/2, 6/2
2.2 Đặc điểm của The Hermit – Người ẩn sĩ trong Human Design
Trong Human Design, The Hermit – người ẩn sĩ đúng như dòng tính cách của họ, họ sẽ là người có trạng thái mong muốn khép mình lại với thế giới. Họ sẽ luôn có nhu cầu ở một mình để thấu hiểu bản thân và chiêm nghiệm cuộc sống. The Hermit thường có nhu cầu cân bằng giữa cuộc sống xã hội và thời gian cá nhân. Họ cảm thấy hứng thú khi có thời gian để suy nghĩ, tìm hiểu bản thân và khám phá sâu hơn về ý nghĩa của cuộc sống. Việc ở một mình không chỉ là cách để họ tìm kiếm sự yên bình mà còn là cơ hội để họ nạp lại năng lượng và đào sâu vào bản thân.
Điều đặc biệt là cho dù dòng tính cách này có sống ẩn dật thì vẫn có những người tin tưởng và bị thu hút tìm kiếm The Hermit (Người ẩn dật) bởi sự sâu sắc và tĩnh lặng ở họ sau quá trình chiêm nghiệp cá nhân để hiểu thấu chính mình và cuộc sống. Vì vậy, The Hermit có xu hướng sẽ trở thành hoặc làm những công việc liên quan như những người trị liệu, chữa lành, thiền định hay nhà cố vấn trong xã hội.
2.3 Năng lượng của The Hermit – Người ẩn sĩ trong Human Design
Năng lượng của The Hermit thường liên quan đến việc tiếp nhận thông tin, cảm nhận và phản chiếu. Họ có khả năng nhạy cảm và sâu sắc trong việc chia sẻ những cảm xúc và trải nghiệm của bản thân với người khác. Thông qua việc này, họ có thể giúp người khác hiểu rõ hơn về bản thân và tìm kiếm sự bình an trong cuộc sống.
The Hermit cũng thường có khả năng hỗ trợ người khác tìm kiếm sự bình an và kết nối với bản thân. Bằng cách lắng nghe và thấu hiểu, họ có thể là nguồn năng lượng hỗ trợ và khích lệ cho những người xung quanh để họ khám phá và phát triển bản thân.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng mặc dù có khả năng chia sẻ và hỗ trợ, nhưng The Hermit cũng cần thời gian và không gian cá nhân để tự chăm sóc và tái tạo năng lượng của bản thân. Việc tìm ra sự cân bằng giữa việc chia sẻ với người khác và bảo vệ năng lượng cá nhân là rất quan trọng đối với họ. Đồng thời, The Hermit cũng cần hạn chế việc tự cô lập bản thân mình với xã hội khiến họ bỏ lỡ những niềm vui trong cuộc sống. Những khoảnh khắc kết nối với xã hội và tham gia vào các hoạt động xã hội có thể mang lại cho họ những trải nghiệm mới mẻ, phát triển kỹ năng giao tiếp. Đồng thời giúp The Hermit xây dựng mối quan hệ và duy trì sự hài hoà trong cuộc sống.
2.4 Trong mối quan hệ với The Hermit – Người ẩn sĩ trong Human Design
Sự riêng tư và không gian riêng là hai yếu tố không thể thiếu nếu bạn muốn bắt đầu một mối quan hệ với The Hermit. Bởi The Hermit cần thời gian và không gian cá nhân để nạp năng lượng và suy ngẫm. Nên việc Tôn trọng và đảm bảo họ có không gian riêng là yếu tố quan trọng để họ cảm thấy thoải mái và tự do trong mối quan hệ.
Khi họ có xu hướng lui mình lại để một mình chiêm nghiệm, hãy tôn trọng và chú ý đến cảm xúc và biểu hiện của họ. Đồng thời hãy dành thời gian để lắng nghe nhu cầu, cảm xúc của họ để The Hermit cảm thấy được tôn trọng và tin tưởng vào mối quan hệ.
Dòng 3. The Martyr – Người trải nghiệm trong Human Design
3.1 Hồ sơ tính cách của The Martyr – Người trải nghiệm trong Human Design
The Martyr – Người trải nghiệm có hồ sơ tính cách lần lượt là 1/3, 3/5, 3/6, 6/3
3.2 Đặc điểm của The Martyr – Người trải nghiệm trong Human Design
The Martyr (Người trải nghiệm) là dòng tính trong Human Design thể hiện sự sẵn lòng trải nghiệm và học hỏi thông qua những thử thách và khó khăn. Họ thường có khả năng chấp nhận và hòa nhập với những trải nghiệm đau khổ, từ đó học hỏi và phát triển. Dòng này còn được ví như những người tử vì đạo hay còn có nghĩa là chỉ có thể học khi được trải nghiệm.
Chính vì học hỏi và phát triển từ trải nghiệm cuộc sống, The Martyr (Người trải nghiệm) luôn có sự khôn ngoan hơn so với những nhóm người khác. Họ có tinh thần mạo hiểm và luôn sẵn sàng đón nhận, đối diện với những thách thức trong cuộc sống. Họ có khả năng chấp nhận thực tại dù điều đó là tích cực hay tiêu cực. Bản thân những người thuộc dòng tính cách The Martyr sẽ có thể hi sinh bản thân vì lợi ích của người khác. Vì vậy thì người có dòng tính cách này có thể phù hợp với những lĩnh vực nghề nghiệp như y học, tâm lí học, công tác xã hội,…
3.3 Năng lượng của The Martyr – Người trải nghiệm trong Human Design
The Martyr thường mang trong mình một trường năng lượng sâu sắc và đầy kiên nhẫn. Ở họ luôn có sự kiên định khi đối diện với tất cả nghịch cảnh của cuộc sống. Nhờ vậy mà khả năng sinh tồn của họ là điều đặc biệt, giúp học vượt qua các tình huống khó khăn và không ngừng học hỏi từ trải nghiệm.
Đồng thời, dòng tính cách này có khả năng thích nghi cao và dễ dàng hòa nhập với môi trường mới. The Martyr sẽ có khả năng hồi phục nhanh chóng sau những tổn thương và thất bại. Vì lẽ vậy mà The Martyr có thể trở thành nguồn động viên, chỗ dựa cho những người xung quanh bởi họ không phải là người dễ dao động, dễ chìm đắm vào tổn thương hay thất bại.
Trong trạng thái năng lượng thấp, The Martyr có thể trải qua những cảm xúc sợ hãi và lo lắng về việc thất bại và sai lầm. Điều này có thể xuất phát từ sự áp đặt quá mức về tiêu chuẩn hoặc mong đợi của bản thân hoặc xã hội.
3.4 Trong mối quan hệ với The Martyr – Người trải nghiệm
Trong mối quan hệ, The Martyr thường sẵn lòng hy sinh và hỗ trợ đối tác của mình. Họ có thể trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy trong những thời điểm khó khăn. Những người thuộc dòng này cũng có khả năng học hỏi từ mối quan hệ, từ những trải nghiệm và thử thách mà họ trải qua cùng đối tác. Tuy nhiên chính vì việc họ dễ dàng “cho đi” phải lòng người khác, The Martyr sẽ càng cảm thấy thất vọng khi mối quan hệ đổ vỡ. Cách tốt nhất là họ nên hiểu mình muốn gì và hiểu đối phương hơn để tránh những sự thất vọng.
Kết luận:
Để tìm hiểu về 3 dòng tính cách còn lại The Opportunist – Người Cơ Hội, The Heretic – Kẻ Dị Giáo, The Role Model – Người Hình Mẫu. Bạn có thể truy cập bài viết sau: Tìm hiểu về 6 Dòng tính cách trong Human Design (Phần 2) nhé!