4 Nhóm người trong Human Design là chìa khóa để bạn hiểu rõ bản thân, mục đích sống và cách phát huy tối đa tiềm năng. Hãy cùng Mystic World khám phá trong bài viết sau!
1. Người khởi xướng (Manifestor) trong Human Design
1.1 Dấu hiệu của Manifestor trong Human Design
Chủng người khởi xướng (Manifestor) chiếm 9% dân số trên thế giới, được coi là chủng người hiếm nhất trong 4 nhóm người. Những người thuộc chủng người này sinh ra để bắt đầu một điều gì đó mới và biến điều đó trở thành hiện thực, Manifestor có khả tiên phong tác động tới những người xung quanh.
1.2 Loại aura và vai trò của Manifestor trong Human Design
Loại aura (trường năng lượng) của Manifestor sẽ là “Đóng”, không cởi mở trong tương tác, có khả năng truyền tải như các nhóm khác. Manifestor có khả năng tự mình hành động và bắt đầu dự án mới mà không cần sự cho phép của ai khác. Trong mắt người khác, Manifestor sẽ trông khá cô độc, khó để tiếp cận và gần gũi.
Trong một cộng đồng, những người thuộc nhóm Manifestor sẽ là người dẫn đầu, khởi hướng ra các xu hướng, ý tưởng mới và có sự táo bạo trong hành động của mình. Ngoài ra, Manifestor cũng là những người có tầm nhìn xa, họ có khả năng tiên đoán những vấn đề trong cuộc sống vì vậy họ sẽ lựa chọn những phương án, lối đi độc đáo của riêng mình.
1.3 Chiến lược của Manifestor trong Human Design
Trong Human Design, chiến lược cốt lõi của Manifestor là “Thông báo”. Điều này có nghĩa là họ nên thông báo cho những người xung quanh về kế hoạch và ý định của mình trước khi hành động. Việc thông báo giúp Manifestor tránh được những hiểu lầm và xung đột không đáng có, đồng thời cũng giúp họ nhận được sự hỗ trợ và hợp tác từ người khác.
Nếu đi ngược lại với chiến lược, họ sẽ có trạng thái “giận dữ” và sợ sự can thiệp từ người khác, Manifestor không muốn ai đưa ra quyết định thay cho bản thân mình. Đây cũng là lí do khiến cho cuộc sống của Manifestor sẽ khó khăn hơn vì họ không có nhu cầu chia sẻ, thông báo với mọi người xung quanh.
2. Người cố vấn (Projector) trong Human Design
2.1 Dấu hiệu của Projector trong Human Design
Người Cố Vấn (Projector) chiếm khoảng 22% dân số. Projector trong Human Design mang sứ mệnh thấu hiểu, nhận biết và hướng dẫn người khác. Họ giống như một chuyên gia tư vấn tài ba, sẵn sàng hỗ trợ và hướng dẫn những ai tìm đến họ với thái độ cởi mở và tôn trọng.
2.2 Loại aura và vai trò của Projector trong Human Design
Aura của Projector là “Hấp thụ”. Điều này có nghĩa là Projector có khả năng hấp thụ năng lượng của những người xung quanh, cả tích cực và tiêu cực. Vì vậy môi trường có tác động lớn tới bản thân Projector và họ cũng dễ nắm bắt được tâm lí, năng lượng của người khác.
Bởi vì dễ dàng nắm bắt được năng lượng của người khác nên Projector rất thích tìm hiểu về mọi người xung quanh hơn chính mình, họ có xu hướng quan tâm tới những vấn đề con người, có khả năng dẫn dắt và quản lí. Projector là những người thích giao tiếp và tương tác với người khác. Họ có khả năng lắng nghe và thấu hiểu một cách sâu sắc nên sẽ thường được mọi người tìm đến với tư cách là người cố vấn, định hướng.
2.3 Chiến lược của Projector trong Human Design
Chiến lược cốt lõi của Projector trong Human Design: “Chờ đợi được mời” tức là họ được người khác nhìn thấy tiềm năng và công nhận đúng giá trị và con người của họ. Điều quan trọng cần nhớ là chiến lược “Chờ đợi được mời” không phải là về việc thụ động hay thiếu hành động. Thay vào đó, điều đó thể hiện ở việc sử dụng năng lượng của Projector một cách hiệu quả và có chủ đích. Khi Projector chờ đợi được mời, họ có thể yên tâm rằng họ đang chia sẻ tài năng và kiến thức của mình với những người thực sự cần và đánh giá cao nó. Tuy nhiên Projector cũng cần xem xét, chọn lọc kĩ những lời mời bởi năng lực của họ sẽ chỉ phát huy khi họ gặp được đúng người, đúng chỗ và đúng thời điểm trong trạng thái thư thái, không ôm đồm để có sự tỉnh táo xem xét lời mời đến với mình.
Nếu không đi đúng chiến lược, Projector có thể trở nên cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức nếu họ hành động mà không được mời hoặc không được lắng nghe bởi những người xung quanh. Nhóm người này sẽ rơi vào trạng thái thất vọng và ấm ức nếu họ không được đặt vào đúng chỗ, tiếp cận với đúng môi trường và đối tượng.
3. Người kiến tạo (Generator) trong Human Design
3.1 Dấu hiệu của Generator trong Human Design
Nếu bạn nhìn thấy hình vuông màu đỏ trong biểu đồ của mình, thì bất kể phần còn lại như thế nào, bạn sẽ thuộc Nhóm Kiến Tạo (Generator) được chia thành hai nhóm, bao gồm Kiến Tạo Thuần (Pure Generator) và Kiến Tạo Nhanh (Manifesting Generator). Trong đó, Manifesting Generator là nhóm người Kiến tạo có lai những đặc điểm của Manifestor nhưng vẫn phải hoạt động theo chiến lược của Generator.
Gần như 70% dân số thuộc nhóm Generator. Trong đó, Pure Generator chiếm 37% và Manifesting Generator chiếm 33%. Họ được biết đến với năng lượng dồi dào, ham học hỏi.
3.2 Loại aura và vai trò của Generator trong Human Design
Nếu như aura của Manifestor là “Đóng” thì aura của Generator là “Mở”, họ luôn sẵn sàng trao đổi năng lượng với bên ngoài thậm chí họ thu hút những điều xung quanh đến với họ.
Generator có thể là những người sáng tạo tài năng. Họ có khả năng tạo ra những ý tưởng mới mẻ và độc đáo. Bên cạnh đó, họ cũng có thể là nguồn năng lượng dồi dào, duy trì năng lượng cho bản thân và những người xung quanh.
3.3 Chiến lược của Generator trong Human Design
Chiến lược của Generator là “Đợi để hồi đáp”. Tức là họ cần thời gian để lắng nghe bản thân, chờ đợi những tình huống diễn ra tác động tới họ trong quá trình đưa ra quyết định mình có phù hợp với điều đó hay không. Những người thuộc nhóm Generator trong Human Design được đánh giá là sinh ra để làm việc nhưng công việc đó phải là công việc họ yêu thích. Đó cũng là khi họ sống theo đúng chiến lược, nhận ra điều phù hợp với mình. Generator sẽ có xu hướng làm việc đến khi kiệt sức, hết năng lượng, cống hiến hết mình trong công việc trong sự thoả mãn
Nếu sống không đúng chiến lược, họ sẽ có xu hướng “Thất vọng, chán nản” khi làm những việc mà mình không mong muốn. Với nhóm người Manifestor khi nghĩ đến một ý tưởng thì họ sẽ thực hiện luôn không cần sự tác động nào khác nhưng với Generator nếu họ làm theo những điều do bản thân tự nghĩ đồng nghĩa họ đã đi ngược lại với chiến lược của mình là “Đợi để hồi đáp”. Điều đó có thể khiến họ dễ gặp nhiều cản trở trong quá trình thực hiện và theo đuổi mục tiêu của mình. Thậm chí, Generator sẽ cảm thấy mất hứng khi bản thân họ thấy mình không phù hợp với điều họ ban đầu cho rằng là đúng.
4. Người phản ánh (Reflector) trong Human Design
4.1 Dấu hiệu của Reflector trong Human Design
Nếu bạn có 9 trung tâm năng lượng trong đều mở và có màu trắng thì bạn sẽ thuộc Người phản ánh (Reflectors) – nhóm người hiếm chỉ chiếm 1% thế giới. Reflectors trong Human Design được biết đến với khả năng phản chiếu, tính nhạy cảm và khả năng kết nối, họ cảm nhận được sự thay đổi năng lượng của thế giới xung quanh.
4.2 Loại aura và vai trò của Reflector trong Human Design
Aura của Reflector là “Trao đổi”. Họ tiếp xúc với ai, họ sẽ phản chiếu đúng với năng lượng người đó nhưng họ không bị năng lượng của người khác chi phối, thâm nhập vào bản thân họ.
Reflector là những người nhạy cảm với những sự độc hại, họ sẽ nhận biết được vấn đề nhanh nhất trong môi trường đó. Từ đó họ sẽ báo hiệu cho người khác để giải quyết một cách kịp thời. Reflector có thể sử dụng khả năng phản chiếu của mình để giúp đỡ người khác bằng cách cung cấp sự thấu hiểu và góc nhìn mới.
4.3 Chiến lược của Reflector trong Human Design
Theo Human Design, khác với Generator hay Projector, chiến lược của Reflector là “Chờ đợi 29 ngày”. Đây là chiến lược cốt lõi cho Reflector. Chu kỳ mặt trăng kéo dài 29.5 ngày, tượng trưng cho sự hoàn thành một vòng tròn năng lượng. Trong thời gian này, Reflector nên thu thập thông tin, cảm nhận năng lượng xung quanh và tránh đưa ra quyết định vội vàng.
Nhóm người này nên quan sát cẩn thận những người và môi trường xung quanh, lắng nghe trực giác và cảm nhận năng lượng của họ. Năng lượng xung quanh có thể ảnh hưởng đến Reflector, do vậy việc dành thời gian để quan sát và lắng nghe là rất quan trọng.
Sau 29 ngày, Reflector nên trao đổi với những người mà họ tin tưởng về quyết định của mình. Việc chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc có thể giúp Reflector nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ và đưa ra lựa chọn sáng suốt hơn. Ngoài ra, họ cần bảo vệ năng lượng của mình bằng cách hạn chế tiếp xúc với những người hoặc môi trường tiêu cực. Nên dành thời gian cho bản thân trong thiên nhiên hoặc thiền định để nạp năng lượng và thanh lọc tâm trí.
Tuy nhiên, đôi khi, Reflector có thể đi ngược lại chiến lược này do nhiều yếu tố khác nhau. Hậu quả có thể dẫn đến khiến họ có thể đưa ra những quyết định vội vàng, thiếu sáng suốt và dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Từ đó, Reflector có thể cảm thấy mất kết nối với bản thân, mục đích sống và những người xung quanh nếu không sống theo đúng chiến lược của mình.
Kết luận
Nhìn chung, Human Design là hệ thống phân loại tính cách độc đáo dựa trên bản đồ cá nhân, giúp mỗi người hiểu rõ bản thân, mục đích sống và cách phát huy tối đa tiềm năng của mình. Hệ thống Human Design chia con người thành 4 loại thiết kế của bộ máy con người: Generator, Manifestor, Projector và Reflector. Thông qua 4 nhóm người khác nhau trong Human Design sẽ quyết định aura (trường năng lượng) mà con người toả ra trong thế giới, chiến lược sống, thẩm quyền cá nhân – cách bạn ra quyết định, nên sống như thế nào. Khi bạn hiểu được mình thuộc kiểu người nào trong Human Design sẽ giúp bạn có thể hạnh phúc, phát triển và thành công trong cuộc sống không chỉ với tư cách cá nhân mà còn đối với những người xung quanh.
Để tham khảo thêm những kiến thức chuyên sâu về Human Design và xác định được bạn thuộc nhóm người nào trong thiết kế cá nhân Human Design. Bạn có thể truy cập trang web https://mysticworld.vn/